Bảo quản thực phẩm là phương pháp khiến làm giảm hay làm chậm ‘sự hư hỏng’ của thực phẩm do vi khuẩn gây ra. Trên tinh thần hạn chế tiếp xúc xã hội, thì việc bảo quản thực phẩm được lâu mà vẫn tươi ngon là một mối quan tâm của không ít các bạn bếp Việt. Cùng Cookpad tìm hiểu chi tiết trong bài viết tổng hợp dưới đây nha.

Phương pháp bảo quản trong tủ lạnh (ngăn mát và ngăn đông)

Bạn bếp Nguyễn Hoàng Yến chia sẻ tip bảo quản rau củ mùa dịch, đối với các thực phẩm gần gũi và phổ biến như: đậu hũ; giá đỗ; xả, gừng hành, tỏi; rau xanh, rau thơm; và các loại củ quả. Bên cạnh đó, bạn bếp Apple's kitchen cũng có chia sẻ cách bảo quản nấm rơm ngăn đá được lâu bằng cách: ‘Nấm rơm mua về gọt

sạch phần đất, tiếp đến rửa lại rồi rửa qua nước muối. Sau đó cho vào chảo tí dầu và xào nấm rơm sơ qua đừng xào chín quá nấm sẽ bị mềm.Tiếp đó là để nguội cho vào hộp đậy nắp lại trữ ngăn đá. Khi nào ăn lấy ra ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu bỏ vào nấu luôn vẫn giòn ngon’.


Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết chi tiết về các cách bảo quản rau củ trong tủ lạnh trên blog của Cookpad

Bạn bếp Windie cooking thì chia sẻ về cách làm nước cốt xương hầm (Bone broth)- trữ đông lạnh: ‘Mỗi lần nấu canh đều phải hầm xương, mình thấy rất mất thời gian, mà thời gian là tiền bạc, không lẽ ngày nào cũng hầm xương nấu 1 nồi canh thì tốn biết nhiêu tiền điện, nên một lần làm, mình làm luôn  một nồi, chia hộp ra trữ đông, vừa tiết kiệm tiền, thời gian’.


Thực phẩm sau khi rã đông rất dễ nhiễm khuẩn, nên việc rã đông không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại trên thực phẩm. Cùng tham khảo thêm các cách rã đông phổ biến và một số lưu ý tại đây.

Muối chua

Muối được xem là chất ‘bảo quản thực phẩm’ tự nhiên hiệu quả được ông bà ta sử dụng từ bao đời nay. Có nhiều cách muối chua như: ngâm nước muối, giấm, rượu, dầu thực vật, dầu olive…

Sau đây là một vài loại thực phẩm được các bạn bếp Cookpad yêu thích và thực hiện:

  • Dưa cải muối chua
  • Rau muống muối chua
  • Măng muối chua
  • Cà muối chua ngọt
  • Củ cải trắng muối chua ngọt
  • Tôm muối chua cay
  • Sung muối
  • Cà rốt, củ cải muối chua
  • Su hào muối chua
  • Dưa chuột muối
  • Hành muối
  • Kimchi
Sung muối chua ngọt - ảnh của chủ bếp Mẹ Đan
Cà muối xổi chua ngọt- ảnh của chủ bếp Kim Dung
Món kim chi cải thảo - Mi Huỳnh
Xem thêm gần 100 món muối chua trên Cookpad

Làm khô

Làm khô là phương pháp giảm nước, ngăn chặn hoặc trì hoãn sự phát triển của vi khuẩn để kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Có nhiều cách làm khô như phơi bằng ánh nắng mặt trời tự nhiên hay sấy, làm khô bằng dụng cụ chuyên dụng. Các loại thực phẩm có thể sử dụng phương pháp này là: trái cây, thịt cá, các thực phẩm có nhiều chất xơ, cụ thể như:

  • Các loại trái cây: mít, soài, cam, chanh, dứa, kiwi, táo, nho, chuối rất được ưa chuộng
  • Các loại rau, củ như: cà rốt, khổ qua, khoai tây, bầu, bí đỏ
  • Các loại cá, khô: cá đù,cá sặc, cá dứa, cá tra, cá ba sa…
  • Các loại ngũ cốc: yến mạch, lúa mì…
  • Thịt khô: chà bông, gà khô, bò khô, lạp xưởng, tôm khô...
Món khô gà lá chanh bằng NCKD của bạn bếp Huỳn Huỳn
Món eatclean chuối xanh sấy NCKD tẩm mật ong của chủ bếp Lê Mai
TÔM sấy khô - ảnh của chủ bếp Hoàng Thị Tố Hà
Xem thêm gần 400 công thức các món sấy1000 món ngon từ tôm khô tại Cookpad

Lưu ý: hàm lượng nước trong thực phẩm phụ thuộc rất lớn vào độ ẩm trong không khí, chính vì vậy, sau khi đã làm khô thực phẩm chúng phải được bảo quản tuyệt đối kín để tránh bị hút ẩm trở lại

Bảo quản thực phẩm với đường (ướp đường)

Phương pháp ướp đường thường được sử dụng với các loại quả như mận, táo, mơ, dâu tằm, đào, sấu... tạo ra các loại siro quả, trái cây ngâm hay các loại mứt.

Lưu ý cho phương pháp này là các loại quả cần phải được ngâm rửa sạch, phơi khô; các dụng cụ chứa đựng cũng nên được vệ sinh sạch sẽ và bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.

Đào ngâm - Trương Liễu Thảo Huyền
Mứt gừng ít cay - của bếp Quân Nguyễn

Ngâm mắm, ngâm tương

Ngâm mắm, ngâm tương là phương pháp ngâm thực phẩm có thể đã sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống vào hỗn hợp nước mắm, nước mắm giấm đường hoặc nước tương đậu nành. Cách này ngoài giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn, còn cho ra đời những món ăn ‘quên lối về'.

Các món ngâm mắm phổ biến vô cùng hấp dẫn như: Thịt heo ngâm mắm, bắp bò ngâm mắm, tai heo ngâm mắm...

Thịt ngâm nước mắm - Hoàng Ngọc
Tai heo ngâm mắm - Nguyễn Minh Trúc
Tham khảo thêm gần 100 món ngâm mắm cực hấp dẫn tại Cookpad

Nhắc tới ngâm tương không thể không kể tới món ‘trứng ngâm tương' làm mưa làm gió trong các căn bếp Việt. Món này có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng từ 1-2 tuần.

Trứng lòng đào ngâm tương- Thư Pink

Ngoài ra còn có tôm ngâm tương; cá hồi ngâm tương ‘gây thương nhớ'.

Cá hồi ngâm tương - ảnh của chủ bếp Bách Hợp

Sốt cà chua homemade

Thay vì những hũ sốt mua sẵn, các bạn có thể tận dụng nguồn cà chua tươi để chế biến thành các hũ sốt thơm ngon, bảo quản trong tủ lạnh và nấu khi cần đến.

Ví dụ có dư khá nhiều cà chua, các bạn có thể đem nấu thành sốt để dành, nấu kèm với các món khác như: mỳ Ý, sốt bánh pizza, sốt đậu hũ, nui, xíu mại sốt, cá sốt….

Sốt cà chua (tomato sauce) - Chân Chân
Đậu hũ dồn thịt sốt cà chua - Lan Anh Nguyễn
Trứng cút bọc thịt sốt cà chua - Mai Đỗ Kiều Nguyên
Tham khảo thêm gần 1000 cách chế biến các món ngon từ sốt cà


Trên đây là tổng hợp những cách bảo quản thực phẩm phổ biến và hiệu quả. Cookpad hi vọng rằng các bạn bếp áp dụng thành công, và đừng quên chia sẻ ‘Cooksnap’ những món ngon từ căn bếp yêu thương nhà bạn. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ và nhiều niềm vui, luôn tích cực vượt lên dịch bênh nha.