Thời điểm hiện tại khi chúng ta muốn hạn chế tiếp xúc xã hội và việc mua lương thực thực phẩm nhiều hơn bình thường, thì các sản phẩm khô và đông lạnh là thứ vô cùng thiết yếu và được các đầu bếp tại gia ưu tiên sử dụng. Cùng Cookpad tìm hiểu thêm trong bài viết tổng hợp dưới đây nha.

THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH

Các cách rã đông và lưu ý

Đông lạnh là phương pháp được sử dụng chủ yếu để bảo quản các loại như rau củ, thịt, cá, hải sản... Chính vì được sơ chế, cắt nhỏ trước khi cấp đông, điều này giúp các bạn rút ngắn thời gian nấu nướng, và rất tiện lợi.

Lưu ý khi sử dụng đồ đông lạnh là các bạn nên mua những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng, và tùy theo mỗi loại thực phẩm khác nhau, các bạn nên chú ý  tuân thủ theo các cách rã đông khác nhau.

Thực phẩm sau khi rã đông rất dễ nhiễm khuẩn, nên việc rã đông không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại trên thực phẩm. Các cách rã đông phổ biến như:

  • Rã đông bằng nước lạnh
  • Rã đông từ từ ở ngăn mát tủ lạnh (phương pháp tối ưu và an toàn nhất)
  • Rã đông bằng lò vi sóng trong trường hợp cần nấu ngay
  • Rã đông với muối và giấm (cho đồ cần rã đông vào một chậu nước pha sẵn giấm và muối loãng).

Những sai lầm thường gặp khi rã đông:

  • Rã đông cá quá mềm trước khi nấu: nếu chúng ta rã đông cá quá lâu, khiến thịt cá mềm đi, mất chất dinh dưỡng và lạt vị.
  • Rã đông các loại rau củ, hành lá khi rã đông, chúng sẽ trở nên mềm nhũn và mất chất, nên các bạn hãy nấu ngay khi lấy ra từ ngăn đông nhé.
  • Rã đông bằng cách cho ngay vào chảo dầu nóng: việc làm này cực kì nguy hiểm vì có thể gây ra phản ứng mạnh, dễ cháy nổ
  • Rã đông các loại trái cây: nếu rã đông trái cây nhanh quá, sẽ khiến chúng mềm nhũn, nhạt vị và vi khuẩn xâm nhập, nên cho chúng vào ngăn mát, giúp chúng hạ nhiệt từ từ.

Trên đây là một vài cách rã đông thông dụng mà Cookpad muốn chia sẻ tới các bạn. Dù là cách nào đi nữa, bạn cũng nên cố gắng chế biến thức ăn ngay sau khi rã đông xong để đảm bảo an toàn cho món ăn của mình.

Các món đông lạnh thông dụng và cách chế biến

Những loại thực phẩm đông lạnh phổ biến không thể không kể tới như: đậu hũ, rau củ tổng hợp (bắp, khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan), trái cây, hải sản (tôm, cua, cá, mực…), và các loại thực phẩm được chế biến sẵn đông lạnh như: nem, bánh xếp mandu, chả giò...

Cùng xem những loại thực phẩm này được các đầu bếp tại gia Cookpad ưa chuộng và chế biến như nào nhé?

Đậu phụ đông lạnh sốt cà chua - Linh Linh

Các loại trái cây đông lạnh rất thông dụng để chế biến các món ăn đầy dinh dưỡng và tươi ngon như sinh tố, kem, salad, hay trộn với sữa chua....

Sinh tố trái cây hỗn hợp đông lạnh - Cơm gia đình
Các bạn có thể tham khảo thêm hơn 25 món được chế biến từ trái cây đông lạnh ở Cookpad nhé.

Bên cạnh đó, các loại hải sản đông lạnh cũng rất phổ biến và đa dạng về chủng loại như tôm, cá, mực, nghêu... Cá thì có thể kể đến cá hồi, cá ngừ, cá tra, cá basa, cá trứng…

Cơm trộn - Hailey
Tôm kho của bạn bếp Diễm Mi
Cá trứng nướng chấm mắm me - Bếp của Quỳnh
Xem thêm hơn 20 món chế biến thơm ngon từ các loại cá đông lạnh
Bánh hỏi nem nướng tốc hành - Jimmy Nguyễn
Bánh xếp Mandu - ảnh chủ bếp Arany green

THỰC PHẨM KHÔ

Trong mùa dịch những thực phẩm khô đóng gói như bún, miến bánh đa, phở khô, mì gói; các loại cá khô, cá một nắng; lạc, vừng, hạt điều khô và các loại hạt họ đậu khô...rất được ưa chuộng vì dễ bảo quản được lâu và có thể dùng chế biến bất cứ lúc nào. Dù là đồ khô nhưng các phù thủy bếp Cookpad vẫn có cách chế biến thành những món ăn ngon miệng. Cookpad xin giới thiệu một số cách làm hay từ thực phẩm khô để cả nhà tham khảo nhé!

Bún, miến, bánh đa, phở khô, mì gói

Nói đến một món ăn rất đỗi quen thuộc và gần gũi với người dân Việt Nam mình là mì gói, chúng ta có rất nhiều cách biến tấu để giúp bữa ăn mùa dịch thêm phần phong phú. Có thể kể tới mì gói nấu thịt bò tôm trứng, mì gói xào thịt bò, mì gói xào ốc móng tay, hay pizza mì gói ....

Mì gói nấu tôm và nấm cho ngày bận rộn - ảnh chủ bếp Dory
Tham khảo thêm hơn 120 cách chế biến với mì tôm gói.

Ngoài mì tôm gói, trên thị trường giờ có đa chủng loại đồ khô gói ăn sẵn tiện lợi như bún bò Huế, bún riêu, phở bò, phở gà. Những dạng thực phẩm ăn liền thế này quả thực khá tiện lợi trong mùa dịch vì thời gian bảo quản lâu, giá thành phải chăng, và nếu muốn tăng thêm hương vị cho bữa ăn, các bạn vẫn có thể thêm topping vào món ăn cho gia đình mình như thịt, rau củ, trứng, xúc xích.... Chẳng hạn như với một gói phở bò gói sẵn, bạn chỉ cần thêm vài lát bò tái, một trái trứng chần, là được một tô phở đúng điệu.

Phở gói ức gà - ảnh chủ bếp Anchan Kitchen

Cầu kì hơn nữa, bạn có thể mua những túi phở, bún, hủ tiếu, miến khô… để về tự nấu. Với công nghệ làm đồ khô tiên tiến hiện nay thì chất lượng và hương vị của nó không thua gì bún phở tươi. Chính vì lý do này, các bạn yên tâm thỏa mãn đam mê nướng của mình mà không lo thiếu nguồn nguyên liệu khi nấu trong mùa dịch này.

Phở bò tái nạm của chủ bếp Emily Luu được nấu từ bánh phở khô

Các loại cá khô, cá một nắng

Có thể bảo quản lâu, dễ dàng thậm chí không cần để vào trong tủ lạnh, lại vô cùng tiện chế biến các món ăn đưa cơm, các loại cá khô, cá nướng, cá phơi một nắng được khá nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng mùa dịch. Vô cùng đa dạng chủng loại cá như cá khô sặc, cá đù, cá chỉ vàng, cá khoai, cá cơm, cá đuối, cá basa, cá nục, cá hoa, cá trích...với nhiều cách ướp khác nhau-có thể đơn giản là ướp với muối, hay với gia vị khác như ớt, tỏi, giềng, tiêu...phơi nắng hoặc sấy.

Khô cá sặc -cũ mà mới ( ảnh chủ bếp Chef Michael)
Xem thêm gần 200 món ăn hấp dẫn làm từ các loại cá khô ở Cookpad

Lạc khô, vừng khô, hạt điều khô, các loại đậu

Một món ăn truyền thống vừa thơm ngon, vừa tiết kiệm lại đảm bảo dinh dưỡng và không ngấy ngán, bảo quản được lâu, chay hay mặn đều có thể sử dụng được là muối vừng lạc.

Làm muối vừng, muối lạc và hạt điều trộn đều tạo nên món ăn dân dã để chấm rau củ ăn chung với cơm, xôi đều rất ngon.

Muối vừng lạc - ảnh chủ bếp Huyền Dương
Xem thêm hơn 53 món liên quan tới muối vừng ở Cookpad

Chúc đại gia đình Cookpad luôn đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn thực phẩm và bảo quản chúng trong mùa dịch.