Nếu ngày 14-2 là ngày lễ tình nhân theo văn hóa phương Tây thì Thất Tịch mùng 7-7 AL (nhằm ngày thứ Bảy 14-8 dương lịch) sắp tới được xem là ngày Valentine của các nước Đông Á. Hãy cùng Cookpad tìm hiểu về ngày lễ Thất tịch và những món ngon thường được thưởng thức trong ngày lễ này nhé!
Nguồn gốc của ngày Thất Tịch
Chuyện kể rằng, ngày xưa, có anh chàng mồ côi cha mẹ tên là Ngưu Lang. Vào một ngày nọ, anh đang chăn trâu trên đồi, có 7 nàng tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần đang tắm mát, nô đùa tại một hồ nước trong veo. Anh chàng chăn trâu bèn đem lòng tương tư nàng tiên trẻ nhất, bèn lén giấu xiêm y của nàng, để nàng không về lại thiên đình được nữa và từ đó hai người sống hạnh phúc với nhau ở trần gian. Người tiên nữ đó chính là con gái út của Ngọc Hoàng - tên Chức nữ. Sau khi Ngọc Hoàng phát hiện Nàng Út mất tích, bèn ra lệnh binh lính đi bắt nàng về. Ngưu Lang vì thế ôm 2 con đuổi theo, đến biên giới giữa hai cõi là dải sông Ngân Hà, chàng nhất quyết không chịu bỏ về, và đứng đó chờ vợ mình.
Cảm động trước tấm chân tình của cặp vợ chồng trẻ, Ngọc Hoàng cho phép hai người được gặp mặt mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch - mùng 7 tháng 7 âm Lịch trên chiếc cầu Ô thước - do đàn quạ trời dựng nên.
Ý nghĩa ngày Thất Tịch trong văn hoá Việt Nam
Ở Việt Nam, lễ Thất Tịch còn được gọi là ngày ‘ông Ngâu bà Ngâu’, vì trong ngày này, mưa thường rả rích suốt nguyên một ngày - hay còn gọi là mưa ngâu- tương truyền là nước mắt hạnh phúc của Ngưu Lang - Chức Nữ khi đoàn viên.
Người ta tin rằng, nếu hai người yêu nhau, cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ, sẽ sống đời đời hạnh phúc bên nhau. Giới trẻ Đông Á dạo gần đây tin rằng vào ngày lễ này, ăn chè đậu đỏ giúp cầu duyên như ý, những cặp yêu nhau sẽ thêm bền thắm và những người còn đang lẻ bóng sẽ sớm tìm được một nửa của mình.
Ăn gì vào ngày Thất Tịch?
Đậu đỏ là nguyên liệu vô cùng dễ kiếm và dễ kết hợp với các thành phần khác để làm nên các món ăn vô cùng hấp dẫn và tốt cho sức khỏe. Trong ngày này, chè đậu đỏ thực sự ‘lên ngôi', và được mệnh danh là ‘nữ hoàng chè Thất Tịch'. Không ít bạn bếp đã chia sẻ cách nấu món chè đậu đỏ trên trang bếp Cookpad nhà mình. Để món chè đậu đỏ trong ngày lễ này thêm phần thi vị và bắt mắt hơn, các chủ bếp đã ‘thiên biến vạn hoá’ thành rất nhiều phiên bản khác nhau, ví dụ như: Chè đậu đỏ khoai lang, Chè đậu đỏ hạt sen và phổ biến nhất là chè đậu đỏ nước cốt dừa….
°Xem thêm hơn 20 công thức nấu chè đậu đỏ
Bên cạnh món chính là chè, đậu đỏ còn có thể là nguyên liệu chính để nấu vô vàn món ngon như cháo, súp, hay bánh ngọt. Trong đó, không thể không kể tới món cháo đậu đỏ nước cốt dừa ăn kèm với tôm rim, củ cải muối béo bùi mặn mà đê mê của chủ bếp Hoàng Thị Tố Hà, hay món Lươn om đậu đỏ giàu dinh dưỡng của chủ bếp Bí đỏ.
°Xem thêm hơn 20 công thức nấu cháo đậu đỏ
Ngoài ra, các phù thuỷ bếp nhà Cookpad còn cho chúng ta được một phen mãn nhãn với các cách làm món ngọt vô cùng đa dạng với đậu đỏ như: bánh Dorayaki nhân đậu đỏ, bánh bao nhân đậu đỏ, bánh ngọt nhân đậu đỏ…
°Xem thêm hơn 70 công thức làm bánh đậu đỏ
Hoặc bạn chỉ cần đánh từ khoá đậu đỏ trên thanh tìm kiếm để khám phá thêm cách làm các món ngon từ đậu đỏ.
Ngoài đậu đỏ, có rất nhiều món ngon khác được làm từ bột mì như bánh mì nướng, bánh mì mật ong, mè đen…hay mì lạnh được người dân Nhật thưởng thức trong ngày lễ này.
° Xem thêm: 13 công thức làm bánh mì mè đen tại Cookpad
°Xem thêm hơn 100 công thức bánh mì mật ong tại Cookpad
Nhân ngày Thất Tịch, Cookpad có tổ chức lễ hội Bếp Yêu Thương để lan tỏa những câu chuyện cảm động mùa giãn cách - có thể là những bữa cơm sum họp qua màn hình, những món dành cho người thương hay những lời động viên yêu thương tích cực cùng nhau vượt qua dịch bệnh. Hãy tham gia để chia sẻ món ngon và câu chuyện của bạn để cùng lan tỏa yêu thương nhé! 💕
Chúc đại gia đình Cookpad có một mùa lễ Thất Tịch ‘giãn cách nhưng không xa cách'! 💖