Trong ẩm thực Việt Nam, có một số nguyên liệu độc đáo và đặc biệt, và con Rươi, hay còn được gọi là Rồng Đất, chính là một trong những nguyên liệu này. Mặc dù không phải là một loại hải sản, con Rươi đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực dân dã với hương vị độc đáo và cách chế biến đặc trưng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về con Rươi, và cách làm các món ngon từ loại nguyên liệu này.

Về Con Rươi (Rồng Đất)

Ở Việt Nam Rươi còn được biết đến với tên gọi là “rồng đất”. Loài sinh vật này thường sinh sống ở các khu vực nước lợ, các vùng tiếp giáp giữa nước lợ và nước ngọt. Họ Rươi chủ yếu là các sinh vật sống ở biển, thỉnh thoảng có thể bơi ngược dòng vào sông. Rươi có thể được tìm thấy ở nhiều tầng nước, là động vật ăn tạp, chúng sống và tìm kiếm thức ăn trong các đám rong, cỏ biển, núp mình dưới đá hay vùi mình trong cát và bùn. Rươi sống dưới bùn đất của các vùng bãi bồi, chúng thường sống cách mặt đất từ 60-70cm.

“Bao giờ cho đến tháng 10, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy”. Theo kinh nghiệm dân gian, Rươi xuất hiện và được thu hoạch nhiều nhất trong khoảng ba tháng 9, 10 và 11 âm lịch. Vào mùa thu hoạch, rươi nổi lên và bơi trên mặt nước như con đỉa lại giống con giun có nhiều tơ nhìn khá đáng sợ. Có khi rươi nổi dày đặc, đỏ cả mặt nước.

Cách Sơ Chế Rươi Cho Hết Tanh

Do ẩn sâu dưới bùn cát nên bản thân chúng rất dễ bị nhiễm độc trong môi trường này. Hơn nữa rươi thuộc họ giun đốt thân mềm, khi được vớt lên bờ chúng chỉ sống được trong một khoảng thời gian ngắn do tự bản thân chúng tiết ra chất nhờn để có thể sống trên cạn. Chính vì lẽ đó mà khi mua rươi về bạn phải nhanh chóng tiến hành sơ chế rươi.

- Đầu tiên, đổ rươi ra rổ, nhặt hết rác bẩn và rươi ươn đã chết. Rươi ươn, sắp tử nạn có màu nhờ nhờ, gầy, bò yếu, khác hẳn với rươi tươi ngon có màu đỏ hồng, bò khỏe, béo mập.

- Lấy nước sôi dội từ từ vào chậu (chú ý là nước sôi ở 90 độ C là lý tưởng nhất). Nếu nước nóng già thì rươi sẽ vỡ bụng hoặc nát, quá nguội thì chưa sạch được độ nhớt ở rươi. Dùng đũa khuấy nhẹ, chú ý khuấy đều tay.

-Vớt rươi ra, đổ cặn ở dưới đáy chậu rồi lại làm lại, bạn sẽ thực hiện việc này 2 đến 3 lần cho đến khi lông rươi rụng hết ra là đạt yêu cầu.

Đây là khâu đơn giản nhưng vô cùng quan trọng bởi nếu ăn phải lông rươi sẽ khiến cổ bị ngứa rát, sưng tấy.

- Sau khi lông rươi đã rụng hết bạn để chúng ra rổ, chỗ thoáng mát sạch sẽ để ráo nước và chuẩn bị chế biến thành món ăn.

Rươi Chế Biến Món Gì Ngon?

Món Chả Rươi từ chủ bếp Pham Huyen 
Rươi là đặc sản của vùng sinh thái nước lợ. Rươi sống ở các bãi bồi ven sông, có thủy triều lên xuống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mình ở Hải Phòng, rất tự hào là nơi có món đặc sản hiếm đụng hàng này. "Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm" là thành ngữ chỉ "nước rươi", là khi vào mùa sinh sản, rươi nổi lên và rươi được vớt lên chế biến món ăn. Rươi có thể nấu canh củ cải, kho, làm chả... đều là những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Mùi và vị của rươi làm người ăn dù chỉ một lần cũng khó quên trong đời. - Pham Huyen

Rươi là sản vật quý báu, giàu giá trị dinh dưỡng mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Món ăn độc đáo này được chế biến công phu mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng có thể dùng để chế biến khá nhiều món ăn đa dạng về mùi vị và cách nấu như:

  • Chả Rươi
  • Mắm Rươi
  • Rươi Kho
  • Rươi Xào Măng
  • Lẩu Rươi

Dù không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm kiếm và chế biến, con Rươi là một nguyên liệu độc đáo và đậm đà vị ngon của ẩm thực quê hương Việt Nam. Hãy thử nấu món Rươi để trải nghiệm hương vị truyền thống và ẩm thực dân dã của Việt Nam!

👉 Khám phá cách chế biến các món ngon từ Rươi trên Cookpad tại đây: https://cookpad.com/vn/seasonal_ingredients/6172-rươi