🌿Ngải cứu - loại rau quen thuộc nhưng ẩn chứa nhiều bí mật bất ngờ! Không chỉ là nguyên liệu của những món ăn dân dã, ngải cứu còn được xem là “vị thuốc giấu trong bếp”. Vì sao món trứng chiên hay gà hầm ngải cứu lại được truyền tai như bài thuốc bổ? Ăn ngải cứu nhiều có thực sự tốt? Cùng Cookpad khám phá nhé!

Ngải cứu là rau gì?

🌿Ngải cứu là loại cây thảo thuộc họ Cúc, có mùi thơm đặc trưng và vị hơi đắng. Lá ngải hình răng cưa, mặt dưới có lông trắng, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc. Ngải cứu còn được phơi khô để sắc thuốc, nấu nước xông, chườm hoặc pha trà. Ở Việt Nam, ngải cứu xuất hiện phổ biến trong các món ăn dân gian và được xem là vị thuốc quý giúp trừ hàn, điều hòa khí huyết và bồi bổ sức khỏe.

Rau ngải cứu có tác dụng gì?

🌿Ngải cứu không chỉ là nguyên liệu nấu ăn mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe:

  • Giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt
  • Giúp dễ ngủ, an thần
  • Hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi
  • Giảm đau xương khớp khi chườm nóng
  • Tăng cường tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể

Dân gian còn dùng ngải cứu để sắc nước uống trị cảm lạnh, ho hoặc kết hợp với muối để chườm giảm đau lưng, đau vai gáy.💪

Ngải cứu nấu món gì ngon?

🌿Dù có vị hơi đắng, ngải cứu lại có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng:

Trứng chiên ngải cứu

Món ăn đơn giản, giàu dinh dưỡng, giúp thanh lọc cơ thể.

Cách Làm Món 💚 Trứng Gà Chiên Lá Ngải Cứu của Dory
Cách làm món 💚 Trứng Gà Chiên Lá Ngải Cứu ngon tuyệt của nhà mình ;)
Cách Làm Món Trứng Chiên Ngải Cứu 🍳🌿 của Dibee
#GlobalCookpadGames2024 #protein Lần đầu mình làm món này và ăn lá ngải cứu, công nhận đắng thật luôn, nhưng nghe nói ăn tốt nên ráng ăn 😅 chấm muối tiêu chanh rất hợp ạ

Gà hầm ngải cứu

Tẩm bổ hiệu quả, nhất là cho người mới ốm dậy hoặc phụ nữ sau sinh.

Cách Làm Món Gà Hầm Ngải Cứu của Trần Châu
Canh Gà Ngải Cứu – Món Ăn Dưỡng Sinh, Tăng Đề Kháng Mùa Cúm Thời tiết chuyển mùa, dịch cúm bùng phát khiến nhiều người mệt mỏi, cơ thể suy nhược, đặc biệt là phụ nữ. Để tăng cường sức khỏe, giữ ấm cơ thể và hỗ trợ miễn dịch, hôm nay mình chia sẻ một món canh bổ dưỡng: Canh gà hầm ngải cứu, gừng, táo…
Cách Làm Món Gà Hầm Thuốc Bắc Ngải Cứu của Ng Trúc Quỳnh
Cách làm món Gà hầm thuốc bắc ngải cứu ngon tuyệt của nhà mình ;)

Cháo ngải cứu

Dễ tiêu, tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.

Cháo tim gà lá ngải cứu

Cách Làm Món Cháo Tim Gà Lá Ngải Cứu 🍵🍵 của Hồng Ngọc
Cách làm món Cháo tim gà lá ngải cứu 🍵🍵 ngon tuyệt của nhà mình ;)

Canh ngải cứu

Vị đậm đà, ấm bụng trong ngày lạnh.

Canh cá diếc ngải cứu

Cách Làm Món Canh Cá Diếc Ngải Cứu của Mai Ro
Món canh lạ lẫm và phải nói là rẻ tiền này mình học được từ mợ, cách nấu vô cùng đơn giản mà hương vị thì rất ngon.

Canh nấm hầu thủ tiềm ngải cứu thuốc bắc

Cách Làm Món Canh Nấm Hầu Thủ Tiềm Ngải Cứu Thuốc Bắc của Bảo Bình
#Cookpadapron2025 Tuần 18: Ngải cứu

Lẩu ngải cứu

Lẩu ngải cứu thanh mát, thơm nhẹ vị thuốc, kết hợp thịt gà, chim, nấm, đậu hũ cực bổ dưỡng. Món ăn lý tưởng cho ngày mưa lạnh hoặc cần bồi bổ.

Lẩu gà thuốc bắc

Cách Làm Món Lẩu Gà Thuốc Bắc của Bếp nhà Xúc xích
Tiết trời thu HN đang se se lạnh ngồi bên gia đình quây quần nồi lẩu Gà nghi ngút khói, thơm nhẹ của vị thuốc bắc. Và đặc biệt là cận kề ngày Phụ nữ VN 20.10 nữa thì không gian sẽ trở lên ấm áp hơn rất nhiều 🤗👍🏻👍🏻

Lẩu nấm chim câu

Cách Làm Món Lẩu Nấm Chim Câu của Mít
Cùng chiêu đãi gia đình ngày nghỉ lễ bằng món lẩu đơn giản nhưng giàu dinh dưỡng nhé.

Trà ngải cứu

Đun uống với đường phèn hoặc mật ong, giúp ngủ ngon và thanh nhiệt:

Trà ngải cứu sao khô

Cách Làm Món 🌱 Trà Ngải Cứu Sao Khô của Dory
Khi ngải cứu quá nhiều thì bạn đem làm trà để dành lúc cần dùng, một mẻ trà dùng cả năm đến mùa sau lại làm tiếp. #cookpadapron2025

Ai không nên dùng rau ngải cứu?

🛑Dù có nhiều lợi ích, ngải cứu không phù hợp với một số người:

Phụ nữ mang thai (nhất là 3 tháng đầu) nên tránh vì có thể gây co bóp tử cung.

Người bị rối loạn tiêu hóa, viêm gan không nên dùng thường xuyên.

Người dị ứng tinh dầu thực vật có thể bị nổi mẩn hoặc ngứa khi ăn ngải cứu.

Đối với các trường hợp này, cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng ngải cứu làm thuốc hoặc thực phẩm bổ sung.

Ăn nhiều ngải cứu có tốt không?

📝Ngải cứu chỉ nên dùng 2–3 lần mỗi tuần, không nên ăn hằng ngày. Ăn quá nhiều có thể gây kích ứng gan hoặc ảnh hưởng thần kinh do tích tụ tinh dầu.

Không nên ăn sống vì ngải cứu có vị đắng và tinh dầu mạnh. Nên nấu chín để giảm vị đắng và dễ hấp thu hơn.

Khi sử dụng đúng liều lượng và kết hợp với thực phẩm khác, ngải cứu sẽ phát huy hiệu quả hỗ trợ sức khỏe mà vẫn an toàn cho cơ thể.

❓FAQS về rau ngải cứu

1. Rau ngải cứu có thể bảo quản trong bao lâu?


Ngải cứu tươi có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3–5 ngày nếu gói kín bằng giấy hoặc túi zip. Ngải cứu phơi khô có thể để được vài tháng trong lọ kín, nơi khô ráo.

❓2. Rau ngải cứu có thể dùng làm nước uống hằng ngày không?

Không nên uống hằng ngày. Chỉ nên dùng nước ngải cứu 2–3 lần mỗi tuần để tránh tích lũy tinh dầu gây hại cho gan hoặc thần kinh.

❓3. Ngải cứu có dùng để xông hoặc chườm được không?

Có. Ngải cứu thường được dùng để xông hơi giải cảm, hoặc rang với muối/gừng để chườm nóng giảm đau lưng, đau bụng, đau vai gáy rất hiệu quả.

❓4. Rau ngải cứu có dùng trong món chay được không?


Có thể dùng trong món chay như trứng chiên chay ngải cứu, canh đậu hũ rau ngải, hoặc cháo ngải cứu nấm. Tuy vị hơi đắng nhưng kết hợp khéo sẽ rất ngon miệng và bổ dưỡng.

🌿Rau ngải cứu không chỉ là nguyên liệu dân dã mà còn là vị thuốc quý trong bếp Việt. Hi vọng với bài viết trên, biết cách sử dụng hợp lý sẽ giúp bạn tận dụng được cả hương vị lẫn lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ loại rau này.