Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.
Tại sao gọi là “Tết diệt sâu bọ”?
Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết giết sâu bọ". Đây cũng là ngày sum họp gia đình, con cháu đi làm xa cũng sắp xếp về với gia đình, quây quần bên mâm cơm để ăn mừng. Vì vậy trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường ăn những món ăn có ý nghĩa bài trừ những điều xấu xa, bệnh tật.
Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa gì?
Cầu mong sức khỏe, xua đuổi tà khí, bệnh tật, trừ sâu bọ trong mùa hè – thời điểm dễ sinh bệnh.
Người Việt Nam ăn gì vào Tết Đoan Ngọ?
Trong bài viết dưới đây, cùng Cookpad điểm danh những món ăn phổ biến trong ngày tết này như: bánh ú tro, bánh bá trạng, cơm rượu, thịt vịt, chè trôi nước...
Bánh Ú Tro
Bánh ú tro (bánh gio) là loại bánh có màu vàng đậm, được làm từ gạo nếp ngâm cùng với nước tro của các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc.


📌 Tham khảo thêm nhiều cách làm món bánh ú tro trên Cookpad: https://go.cookpad.cc/banhutro
Bánh Bá Trạng
Bá trạng dẻo thơm là loại bánh truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa. Thoạt đầu nhiều người sẽ khá ngạc nhiên với tên gọi bánh bá trạng. Đây là cách gọi theo tiếng Triều Châu, bá có nghĩa là thịt, còn trạng là bánh ú. Ngoài tên gọi bánh bá trạng, nhiều người còn gọi đây là bánh ú nhân mặn. Ở từng nơi người dân lại có những cách phát âm khác nhau chính vì vậy bánh ú cũng có sự biến tấu từ nhân bánh đến cách chế biến.



📌 Tham khảo nhiều cách làm món bánh bá trạng khác trên Cookpad: https://go.cookpad.cc/banhbatrang
Cơm Rượu Nếp
Vì sao ăn rượu nếp vào Tết Đoan Ngọ?
Cơm rượu hay còn gọi là rượu nếp có hai loại là nếp trắng và nếp cẩm. Đây là món ăn không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm của nhiều người, bộ phận tiêu hóa của chúng ta thường chứa đựng các loại ký sinh gây hại, chúng thường ẩn nấp sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng tiêu diệt được. Chỉ vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, các loại ký sinh này thường xuất hiện, chúng ta mới có thể tận dụng để loại bỏ chúng bằng cách ăn những thực phẩm có vị chua, cay, chát, trong đó nổi bật nhất là rượu nếp hay nếp cẩm. Đặc biệt, nếu thưởng thức món rượu này vào buổi sáng, ngay khi thức dậy thì càng có hiệu nghiệm tốt.



📌 Tham khảo thêm nhiều cách làm món cơm rượu trên Cookpad: https://go.cookpad.cc/comruou
Cơm Rượu Nếp Cẩm / Rượu Nếp Than
"Với thời tiết nắng nóng 34oC là chỉ cần 2 đêm là ta có món rượu nếp cẩm ăn kèm sữa chua rất ngon! Muốn rượu nếp ngọt thì ta cần ủ kín, ko để không khí lọt vào. Còn muốn vị chua thì ta chọc vài lỗ cho thoáng khí! Mình dùng loại nếp cẩm Điện Biên có vị dẻo ngon & mềm hơn nếp than!" - Lavender


📌 Tham khảo thêm nhiều cách làm món cơm rượu trên Cookpad: https://go.cookpad.cc/comruounepcam
Thịt Vịt
Ăn vịt quay vào Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa gì?
Vào dịp Tết Đoan Ngọ, người Việt cũng thường thưởng thức các món ngon với vịt như vịt om sấu, vịt nấu chao, vịt nấu giả cầy, vịt nấu măng, vịt nướng, vịt quay, hay vịt chiên giòn. Vịt được coi là một trong những loại thực phẩm vừa mang lại may mắn và trấn áp xui xẻo vừa bổ mát – trừ bệnh – xua tan nắng hè, giúp cơ thể mạnh khỏe trong thời điểm giao mùa.
Một món rất ngon và bổ dưỡng, vị chua nhẹ nhưng thanh của sấu trong nước dùng cứ làm mình gắp mãi thôi. Ăn với cơm hay bún đều ngon, hoặc có thể làm lẩu để cả nhà cùng quây quần - Linh Điệu


📌 Tham khảo nhiều món ngon hấp dẫn với thịt vịt trên Cookpad: https://go.cookpad.cc/thitvit
Chè Trôi Nước
Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu vào ngày tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước cốt dừa có vị man mát, thơm ngon.


📌 Tham khảo nhiều cách làm món chè trôi nước trên Cookpad: https://go.cookpad.cc/chetroinuoc
🌱Hy vọng rằng những món ăn truyền thống này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa ẩm thực của người Việt trong ngày lễ truyền thống này. Chúc bạn có một ngày Tết Đoan Ngọ tràn ngập niềm vui và hạnh phúc!